Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn phong thủy, quanh năm bình an và tài lộc

Người làm ăn thường có tục đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa trong nhà giúp buôn may bán đắt, phát tài phát lộc. Tuy nhiên, cũng không ít người biết cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa sao cho đúng, hợp phong thủy. Nếu bạn chưa biết hoặc chưa nắm rõ được cách sắp xếp này thì có thể tham khảo các thông tin bài viết dưới đây của Phật Phong Thủy.

Ông Thần Tài có phải là Thổ Địa không?

Thổ Địa hay Thần Tài được biết đến như một tín ngưỡng không thể thiếu, đặc biệt với người kinh doanh hoặc buôn bán. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều người nhầm lẫn, cho rằng ông Thần Tài và Thổ Địa là một.

Mặc dù, thường xuất hiện cùng nhau trên bàn thờ nhưng ông Thần Tài và ông Địa lại có những khả năng khác nhau. Đồng thời cũng liên quan với nhau theo Ngũ hành (Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ) tức Thổ sinh Kim. Trong dân gian có câu “Thổ năng sanh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim” ý muốn nói giữa hai ông có sự liên quan thắm thiết mang đến sự may mắn, tài vận cho gia chủ.

phân biệt ông địa thần tài
Sự khác biệt giữa ông Thần Tài và ông Địa

Sự khác nhau giữa ông Thần Tài và ông Địa cũng dễ nhận thấy từ vẻ ngoài và khả năng. Trong khi, ông Thần Tài được khắc họa với hình tượng gương mặt tươi cười, một tay ôm ngân lượng, râu trắng bạc phơ, đầu đội mão với trang phục chỉnh tề. Thần Tài là vị thần trông coi và đem nhiều tiền bạc, may mắn về mặt kinh tế cho gia đình.

Ngược lại, ông Địa hay còn gọi là Thổ Địa xuất hiện với hình ảnh ông lão có thân hình phát tướng, chiếc bụng to béo tròn, một tay cầm quạt mo và đầu quấn khăn. Vị thần giúp người dân canh giữ đất đai, ruộng vườn, nhà cửa, bảo vệ ngôi nhà khỏi điều dữ, không may mắn, mang lại sự bình an cho các thành viên trong gia đình.

Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hợp phong thủy, đón tài lộc về nhà

Tất nhiên, nếu muốn hai vị thần phụ trợ cho bạn thì cần phải biết cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài đúng cách. Điều này mới giúp cho ngôi nhà của bạn được sung túc, thịnh vượng và phát đạt trong tương lai.

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa gồm có những gì?

Trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cần phải có các vật phẩm phong thủy, vật dụng và lễ vật để thể hiện thành ý và sự trang nghiêm của chủ nhà. Dựa vào sơ đồ sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thì sẽ cần có các món đồ lễ khác như:

  • 3 hũ tam tài (muối – gạo – nước): Theo quan niệm những món đồ này là vật thực cần có hàng ngày đem lại cuộc sống ấm no. Do đó, bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đẹp thì không thể thiếu 3 hũ này. Tuy nhiên, 3 hũ này này được trưng cúng từ đầu năm đến cuối năm mới mới thay, như một điều viên mãn cả năm.
  • Bát hương: Vật không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ riêng bàn thờ ông Thần Tài, ông Địa. Khi đặt bát nhang lên thì cần phải mời thầy để tăng tài vận và tích tụ vận may cho gia chủ. Ngoài ra, bát hương không được di chuyển, xê dịch hoặc động chạm vào nó sẽ khiến tài lộc không vào nhà. Không nhất thiết phải thắp nhang mỗi ngày bởi một nén nhang tốt hơn là 1 bó nhang tạp.
  • Lọ hoa: Tốt nhất nên cắm hoa tươi trên bàn thờ Thần Tài – ông Địa. Không nên trưng bày hoa giả, hoa khô héo sẽ không tốt cho gia chủ. Tốt nhất thì lọ hoa nên đặt theo hướng ‘Đông bình Tây quả’ sẽ tốt hơn cho gia chủ.
  • Đĩa hoa quả: Đi kèm với lọ hoa tươi được đặt đối xứng là một đĩa trái cây nhằm thể hiện thành ý của gia chủ. Nên thay hoa quả hằng ngày nhất là vào mùng 1, rằm và các ngày mùng 10 âm lịch.
  • 5 chén nước hình chữ Thập: Bàn thờ ông Thần Tài và Thổ Địa được bố trí 5 chén nước đặt giữa tượng trưng cho Ngũ phương tức Ngũ hướng (Đông – Tây – Nam – Bắc và giữa) và Ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) biểu hiện sự phát triển giúp đường tài lộc thịnh vượng. Ngoài ra, 5 chén nước còn thể hiện 5 đức tính của con người theo Ngũ thường là Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín.
  • Bài vị: Được đặt ở phía sau tượng Thần Tài và tượng Thổ Địa. Nằm ở vách phía trong bàn thờ.
  • Ông Cóc: Hay còn gọi là Thiềm Thừ hoặc Cóc ngậm tiền. Theo phong thủy, đây là linh thú đứng sau Tỳ Hưu mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Thường, Cóc ngậm tiền thường được quay vào trong, tất cả liên quan đến tài lộc nên kín đáo và quay vào trong để của giữ của cải cho gia chủ.
  • Bát Tụ Bảo: Có tên gọi khoa học là Agate. Một chậu thu gom nhiều châu báu, vàng bạc hay những vật có giá trị được các thương gia, lái buôn xưa dùng để chiêu tài lộc. 
  • 5 Củ tỏi: Xưa kia, tỏi thường dùng để trừ tà, xua đuổi tà ma, quỷ dữ và điềm xấu. Do đó, người ta thường trưng bày đĩa gồm 5 củ tỏi để không bị mất tài khí, vượng khí xấu vào nhà.
Sơ đồ bày trí thần tài thổ địa
Sơ đồ bày trí ông Thần Tài và Thổ Địa chuẩn phong thủy

Ngoài Thiềm Thừ thì tùy vào từng nhà mà có thể bố trí thêm các vật phẩm phong thủy hút tài lộc cho gia chủ khác như Tỳ Hưu, Long Quy, Phật Di Lặc… Mỗi linh vật thể hiện một ý nghĩa riêng mà bạn có thể dựa vào đó mà thỉnh lên bàn thờ Thần Tài – ông Địa.

Mặc dù, bàn thờ của ông Thần Tài – Thổ Địa có kích thước tương đối nhỏ nhưng không thể thiếu các đồ vật trên để mang lại điều may mắn và chiêu tài đón lộc cho gia chủ.

Vị trí ngồi của ông Thần Tài, ông Địa như thế nào?

Nhiều người thường có thắc mắc ‘nên đặt tượng ông Thần Tài – Thổ Địa như thế nào, đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải, ông Địa nên đặt hướng nào…’ Hai vị thần chính là quý nhân phù trợ cho mỗi gia đình. Bởi vậy, vị trí đặt ông Thần Tài và Thổ Địa trên bàn thờ rất quan trọng. Đòi hỏi phải đặt đúng vị trí sẽ giúp gia tăng tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ.

bàn thờ ông địa thần tài
Tượng ông Thần Tài sẽ đặt ở bên trái và ông Địa sẽ đặt ở bên phải

Theo phong thủy, tượng ông Thần Tài sẽ đặt ở bên trái và ông Địa sẽ đặt ở bên phải. Tuy nhiên, bên trái và phải theo nhiều người thường nói có một sự nhầm lẫn. Bởi lẽ, theo quan niệm phong thủy trái – phải tức là hướng tính từ trong ra ngoài. Nhưng người thường thì lại nhìn vào sẽ lấy theo tay phải – trái của ta.

Tuy nhiên, vị trí ngồi trên áp dụng với bàn thờ có 2 ông. Còn đối với bàn thờ 3 ông thì sẽ có sự bố trí khác. Tức là, hai ông Thần Tài và Thổ Địa sẽ có vị trí đặt như vậy nhưng với sự xuất hiện của ông thần thứ 3 (Thần Phát – Triệu Công Minh, hay còn gọi là Võ Thần tài) thì được đặt ở giữa ông Thần Tài và Thổ Địa, trước bài vị.

bàn thờ 3 ông thần tài
Vị trí sắp xếp 3 ông Thần Tài

Bên cạnh đó, gia chủ cần phải quan tâm đến vị trí đặt các vật phẩm trên bàn thờ thật hợp lý. Dựa theo sơ đồ sắp xếp bàn Thần Tài Thổ Địa để bố trí sao cho hợp phong thủy.

Hướng đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài

Ngoài việc quan tâm đến vị trí đặt hai vị thần trên bàn thờ thì cũng nên xem hướng tốt để đặt mang lại nhiều tài lộc. Bởi lẽ, đây chính là nơi ở của hai vị thần nên phải đặt ở vị trí thích hợp.

Hai hướng để đặt bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa chính là hướng hợp với tuổi của gia chủ và hướng đơn được nhiều vận khí tốt. Ngoài ra, có thể đặt bàn thờ theo cung Thiên Lộc hay Quý Nhân để thu lại được nhiều tài lộc, thịnh vượng.

Tuy nhiên, đa phần nhiều người thường đặt theo hai hướng đó là hướng Đông Nam và Tây Bắc. Bởi:

  • Hướng Đông Nam: Giúp hút tài vận, may mắn giúp gia chủ làm ăn tấn tới, thuận buồm xuôi gió.
  • Hướng Tây Bắc: Giúp nhận được sự phù trợ của quý nhân, bảo vệ các thành viên của gia chủ bình an, may mắn.

Ngoài ra, vị trí đặt bàn thờ đặt bàn thờ cũng nên chú ý theo các điều sau:

  • Nên đặt ở nơi thông thoáng, sạch sẻ hoặc ở nơi gần cửa ra vào để giúp hút tài lộc
  • Không nên đặt dưới gầm cầu thang, xà ngang
  • Kỵ đặt ở gần thùng rác hoặc những nơi không trang nghiêm
  • Không để các đồ vật lung tung trên bàn thờ
  • Cần có điểm tựa vững chắc phía sau bàn thờ

Cách bày lễ vật cúng thỉnh Thần Tài Thổ Địa đúng và chuẩn để rước lộc

Thần tài và ông địa thuộc địa chủng thần có thói quen giống con người, có thể ăn ngọt lẫn mặn. Tuy nhiên, vì sự thanh tịnh nên ta cần cúng đồ ngọt hoặc đồ chay thì tốt hơn. Với con người là đoàn thực tức là ăn phải nhai còn đối với thế giới tâm linh thì là xúc thực chỉ ngửi nên không nhất thiết phải to hoặc nhiều.

Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì?

Mọi người có thể chọn cúng Thần Tài – Thổ Địa bằng lễ chay hoặc lễ mặn đều được.

Đối với lễ mặn thì sẽ gồm: 1 lọ hoa tươi, Ngũ quả ( 5 loại hoa quả), 5 cây hương, 5 chum rượu đế, 2 cây nến, 2 điếu thuốc, gạo, muối và vàng bạc đại 2 miếng. Ngoài ra, 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 quả trứng, 1 con tôm hoặc cua. Tất cả đều được luộc chín.

Lễ vật cúng thần tài thổ địa
Kết hợp giữa cúng chay và cúng mặn cho Thần Tài – Thổ Địa

Hoặc có thể chọn lễ chay gồm nhang đèn, hoa quả hoặc các loại bánh kẹo. Việc cúng chay hay mặn đều có thể được, chỉ là do chính tâm của ta mà ban lại điều tốt lành. Thậm chí, nhiều người còn chọn cách cúng gộp cả chay và mặn. Do đó, tùy vào từng vùng miền, quan điểm tín ngưỡng của từng gia chủ mà có thể thay đổi các lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa.

Khi nào cúng Thần Tài – Thổ Địa?

Nghi thức thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa được người dân Việt thực hiện thường xuyên trong các dịp quan trọng.

  • Cúng vào đầu năm: Đây là dịp gia chủ xóa bỏ những điều xui xẻo, không may mắn trong năm cũ và cầu mong năm mới có nhiều điều may mắn, tốt lành. Đặc biệt, vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) hay gọi là ngày Vía Thần Tài được các gia đình sắm sửa mâm lễ để cúng Thần Tài – Thổ Địa.
  • Thời điểm vào cuối năm: Như một sự bày tỏ sự biết ơn đối với hai vị đã phù hộ và ban phước cho gia chủ.
  • Các ngày rằm hoặc ngày mùng 1 hàng tháng: Dịp để gia chủ cầu mong tháng mới gặp điều may mắn, tài lộc và công việc thuận lợi nhất. Cùng với đó là xua đuổi các điềm xấu còn sót lại trong tháng đó.
  • Các ngày khai trương: Khi bắt đầu kinh doanh hoặc buôn bán thường sẽ tổ chức khai trương. Thời điểm này sẽ có cúng Thần Tài Thổ Địa giúp mang lại sự tài lộc, buôn may bán đắt.

Để việc kinh doanh buôn bán của thuận lợi thì ông Thần Tài và Thổ Địa chỉ phù hộ cho những người có thành tâm, làm ăn chân chính, tựa như ta gieo hạt nào ta có quả ấy. Hy vọng, với các thông tin trên mà Phật Phong Thủy đã chắt lọc và tổng hợp cho bạn có thể hiểu được ý nghĩa và cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa sao cho phù hợp.



from Phật Phong Thủy https://ift.tt/Gd4WNXI
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân tướng học phụ nữ là gì?

Tử vi 28/09/2023 của Tuổi Sửu: Thăng Hoa trong Sự Nghiệp và Tình Cảm

Mèo phong thủy trong văn hóa phong thủy và tâm linh